Tài liệu
Hướng dẫn tạo thiết bị phục hồi máy tính trong Windows 10
Chuyên mục
Người đăng
Đăng vào
Trong bài viết Hướng dẫn giữ lại drivers, phần mềm đã cài và tùy chỉnh đã thiết lập khi chọn Recovery lại Windows 10 mình đã trình bày rất chi tiết các bước thiết lập Recovery cũng như các bước phục lại máy (Reset this PC). Trong bài hôm nay mình tiếp tục hướng dẫn các bạn cách tạo usb sử dụng để recovery lại máy, tuy nhiên nếu bạn không có usb bạn vẫn có thể sử dụng thẻ nhớ hoặc ổ cứng gắn ngoài.
Lợi ích của việc tạo thiết bị phục hồi khi đã kết hợp với bài trước khi chẳng may ổ cứng trong máy bị lỗi đột ngột không đọc ghi được hay bạn vô tình format hoặc xóa phân vùng cài win hay phân vùng Reovery thì khi sử dụng thiết bị gắn ngoài bạn vẫn có thể phục hồi lại về lại tình trạng ban đầu rất thuật tiện và đỡ mất thời gian hơn so với khi bạn tạo và cài lại win mới.
Các bước tiến hành như sau rất đơn giản ai cũng có thể tự tạo được lưu ý thiết bị của bạn phải có dung lượng tối thiểu 1 Gb nếu chỉ muốn tạo thiết bị phục hồi có khẳ năng boot được và 8 Gb nếu bạn muốn sao lưu hệ thống.
Bước 1: Gõ và chọn Create a recovery drive trong ô tìm kiếm
Mặc định hệ thống sẽ để dấu tích trong ô Back up system files to the recovery drive, các bạn cứ để thế nhấn Next
Đợi ít phút để hệ thống quét kiểm tra các thiết bị gắn ngoài nếu phát hiện sẽ hiển thị danh sách các thiết bị, các bạn chọn thiết bị cần tạo nhấn Next
Chọn Create bắt đầu quá trình tạo thiết bị phục hồi
Đợi cho quá trình tạo thiết bị phục hồi thành công, các bạn phải luôn giữ cho thiết bị kết nối với máy tính, thời gian còn tùy thuộc vào dung lượng của ổ đĩa cài win và tốc độ sao chép dữ liệu, nếu sử dụng usb 3.0 trở lên hoặc ổ đĩa ssd sẽ cho thời gian nhanh hơn
Khi quá trình sao lưu hoàn tất chọn Finish hoặc dấu x tắt hộp thoại
Khi tạo xong kiểm tra thư mục sources của usb ta sẽ được như hình dưới đây:
Trong đó hai thư mục Customizations lưu gói sao lưu phần mềm usmt.ppkg và thư mục OEM mà bạn đã cấu hình trong mục 1 của bài viết mình đã đề cập ở trên, còn tệp Reconstruct.WIM thực chất nó chỉ là tệp install.wim của bộ cài Windows. Còn các tệp $PBR_Diskpart.txtvà $PBR_ResetConfig.xml là các tệp được hệ thống cấu hình cho quá trình phục hồi máy tính, nội dung của hai tệp đó các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tệp $PBR_Diskpart.txt
Tệp $PBR_ResetConfig.xml
Ngoài ra còn một tệp nữa tên boot.wim được làm ẩn đi tệp này chính là tệp winre.wim nhưng đã được đổi tên
Như vậy bạn đã có một thiết bị có thể phục hồi lại máy khi Windows 10 gặp sự cố hoặc sử dụng lâu ngày Windows bị virus, máy vận hành chậm khi đó bạn có thể sử dụng thiết bị phục hồi lại máy, kết nối thiết bị vào máy tính khởi động chọn phím boot và chọn thiết bị phục hồi
Chọn ngôn ngữ bàn phím ở màn hình tiếp theo
Khi vào đến màn hình Choose an option chọn Troubleshoot
Chọn Recover from a drive trong màn hình Troubleshoot
Chọn Recover bắt đầu quá trình phục hồi lại Windows 10, thời gian phục hồi tầm trên 1 giờ.
Các bước tiếp theo các bạn theo dõi mục 2 của bài viết hướng dẫn giữ lại drivers, phần mềm đã cài và tùy chỉnh đã thiết lập khi chọn Recovery lại Windows 10
Lợi ích của việc tạo thiết bị phục hồi khi đã kết hợp với bài trước khi chẳng may ổ cứng trong máy bị lỗi đột ngột không đọc ghi được hay bạn vô tình format hoặc xóa phân vùng cài win hay phân vùng Reovery thì khi sử dụng thiết bị gắn ngoài bạn vẫn có thể phục hồi lại về lại tình trạng ban đầu rất thuật tiện và đỡ mất thời gian hơn so với khi bạn tạo và cài lại win mới.
Các bước tiến hành như sau rất đơn giản ai cũng có thể tự tạo được lưu ý thiết bị của bạn phải có dung lượng tối thiểu 1 Gb nếu chỉ muốn tạo thiết bị phục hồi có khẳ năng boot được và 8 Gb nếu bạn muốn sao lưu hệ thống.
Bước 1: Gõ và chọn Create a recovery drive trong ô tìm kiếm
Mặc định hệ thống sẽ để dấu tích trong ô Back up system files to the recovery drive, các bạn cứ để thế nhấn Next
Đợi ít phút để hệ thống quét kiểm tra các thiết bị gắn ngoài nếu phát hiện sẽ hiển thị danh sách các thiết bị, các bạn chọn thiết bị cần tạo nhấn Next
Chọn Create bắt đầu quá trình tạo thiết bị phục hồi
Đợi cho quá trình tạo thiết bị phục hồi thành công, các bạn phải luôn giữ cho thiết bị kết nối với máy tính, thời gian còn tùy thuộc vào dung lượng của ổ đĩa cài win và tốc độ sao chép dữ liệu, nếu sử dụng usb 3.0 trở lên hoặc ổ đĩa ssd sẽ cho thời gian nhanh hơn
Khi quá trình sao lưu hoàn tất chọn Finish hoặc dấu x tắt hộp thoại
Khi tạo xong kiểm tra thư mục sources của usb ta sẽ được như hình dưới đây:
Trong đó hai thư mục Customizations lưu gói sao lưu phần mềm usmt.ppkg và thư mục OEM mà bạn đã cấu hình trong mục 1 của bài viết mình đã đề cập ở trên, còn tệp Reconstruct.WIM thực chất nó chỉ là tệp install.wim của bộ cài Windows. Còn các tệp $PBR_Diskpart.txtvà $PBR_ResetConfig.xml là các tệp được hệ thống cấu hình cho quá trình phục hồi máy tính, nội dung của hai tệp đó các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tệp $PBR_Diskpart.txt
rem == ResetPartitions-UEFI.txt ==
convert gpt
rem == 1. System partition =========================
create partition efi size=100
format quick fs=fat32 label="System"
assign letter="S"
rem == 2. Microsoft Reserved (MSR) partition =======
create partition msr size=16
rem == 3. Windows partition ========================
rem == a. Create the Windows partition ==========
create partition primary
rem == b. Create space for the recovery tools partition ===
shrink minimum=450
rem == c. Prepare the Windows partition =========
format quick fs=ntfs label="Windows"
assign letter="W"
rem == 4. Windows RE tools partition ===============
create partition primary
format quick fs=ntfs label="Windows RE tools"
assign letter="T"
set id=de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac
gpt attributes=0x8000000000000001
list volume
exit
Tệp $PBR_ResetConfig.xml
<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<!-- ResetConfig.xml for OS Reconstruction-Based Reset on UEFI -->
<Reset>
<SystemDisk>
<DiskpartScriptPath>$PBR_Diskpart.txt</DiskpartScriptPath>
<MinSize>58902</MinSize>
<WindowsREPartition>4</WindowsREPartition>
<WindowsREPath>Recovery\WindowsRE</WindowsREPath>
<OSPartition>3</OSPartition>
<WIMBoot>0</WIMBoot>
<SingleInstancePPKG>False</SingleInstancePPKG>
</SystemDisk>
</Reset>
Ngoài ra còn một tệp nữa tên boot.wim được làm ẩn đi tệp này chính là tệp winre.wim nhưng đã được đổi tên
Như vậy bạn đã có một thiết bị có thể phục hồi lại máy khi Windows 10 gặp sự cố hoặc sử dụng lâu ngày Windows bị virus, máy vận hành chậm khi đó bạn có thể sử dụng thiết bị phục hồi lại máy, kết nối thiết bị vào máy tính khởi động chọn phím boot và chọn thiết bị phục hồi
Chọn ngôn ngữ bàn phím ở màn hình tiếp theo
Khi vào đến màn hình Choose an option chọn Troubleshoot
Chọn Recover from a drive trong màn hình Troubleshoot
Chọn Recover bắt đầu quá trình phục hồi lại Windows 10, thời gian phục hồi tầm trên 1 giờ.
Các bước tiếp theo các bạn theo dõi mục 2 của bài viết hướng dẫn giữ lại drivers, phần mềm đã cài và tùy chỉnh đã thiết lập khi chọn Recovery lại Windows 10